Kiến thức không có trọng lượng, nó là kho báu bạn có thể mang theo một cách dễ dàng "

Ngày 05 tháng 02 năm 2025

 » Tin tức » Văn hóa - Xã hội

Văn hóa - Xã hội

Cập nhật lúc : 12:27 26/03/2015  

Âm vang ngày chiến thắng

Thừa Thiên Huế giải phóng - số báo khó quên

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là một trong những cuộc kháng chiến kéo dài nhất, oanh liệt nhất và đã chiến thắng vẻ vang, trọn vẹn. Đại thắng mùa Xuân 1975 là bước phát triển ở quy mô cao nhất của toàn bộ tiến trình cách mạng ở miền Nam và của cuộc kháng chiến, được bắt đầu từ ngày 4 tháng 1 và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong đó, trận Phước Long đuợc coi là trận đánh trinh sát chiến luợc, cuộc Tổng tấn công này gồm ba chiến dịch liên tiếp nhau: Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 tháng 3 đến 24 tháng 3), Chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng (từ 21 tháng 3 đến 29 tháng 3) và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 tháng 4 đến 30 tháng 4).


Chiến dịch Huế - Đà Nẵng là một chiến dịch lớn trong các chiến dịch của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975, dẫn đến thắng lợi hoàn toàn và thống nhất đất nước.Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 5/3 đến ngày 29/3/1975. Trước đó, ngày 10/2/1975, Quân ủy Trung ương phê chuẩn kế hoạch năm 1975 của Quân khu Trị Thiên với nội dung cơ bản là: “Tập trung toàn bộ lực lượng Quân khu và Quân đoàn II, tranh thủ thời cơ thuận lợi của năm 1975, đẩy mạnh tiến công tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của địch ở Trị - Thiên, giành 35 vạn dân ở nông thôn đồng bằng, phát động cao trào đấu tranh chính trị ở thành phố, đánh mạnh vào kho tàng hậu cứ, triệt phá giao thông; tích cực sáng tạo thời cơ và sẵn sàng chớp thời cơ tiến lên giành thắng lợi lớn, kể cả giải phóng Huế”.
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:55FnSdzbawA2AM:http://www.hue.vnn.vn/dataimages/200909/original/images300047_8.jpg
Năm giờ 45 phút sáng ngày 8/3/1975, ở cánh Nam Huế, pháo của Sư đoàn 324 (Quân đoàn II) bắt đầu dội bão lửa xuống các cứ điểm địch trên tuyến đường 14, khu vực Mỏ Tàu, vành đai của địch bảo vệ căn cứ Phú Bài, tuyến giao thông Huế - Đà Nẵng, mở màn chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Đến ngày 14/3, hệ thống phòng ngự của địch trên đường 14 bị phá vỡ, trên 10.000 tên địch đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, tạo điều kiện mở rộng tiến công trên địa bàn toàn tỉnh. Hiệp đồng với Quân đoàn II, Trung đoàn 271 cũng đánh chiếm Sơn La, Chúc Mạo, Sơn Na và hoàn toàn thắng lợi vào ngày 15/3. Ở cách Bắc quân ta đánh sập cầu An Lỗ cắt tuyến chi viện của địch từ Huế ra tuyến phía bắc, chiếm căn cứ Phổ Lại (Phong Sơn). Bắt đầu từ đó, quân và dân Thừa Thiên Huế đã nổi dậy khắp nơi, bất ngờ đồng loạt tiến công địch. Ta liên tục tấn công và thu được nhiều thắng lợi quan trọng tại các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà… Ngày 14/3/1975, Thường vụ Khu ủy và Quân Khu ủy họp sơ kết rút kinh nghiệm đợt 1 và khẳng định "địch ở Trị Thiên đang hoang mang, dao động mạnh, thời cơ mới đã xuất hiện". Đêm 18 rạng ngày 19/3, ở hướng bắc, quân ta đồng loạt nổ súng tấn công và giải phóng Quảng Trị.
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:VgE_LWF2V1ZeDM:http://diepdoan.violet.vn/uploads/resources/blog/447/luoc_do_chien_dich_hue_-_da_nang_500.jpg
Ngày 20/3/1975, Bộ Chính trị điện hảo tốc cho Trung ương Cục, Khu ủy V và Trị Thiên Huế" Thời cơ đang hết sức thuận lợi đối với chúng ta... Nếu trù trừ do dự sẽ là một sai lầm không thể tha thức được".

Chấp hành chỉ đạo của Bộ Chính trị, 5 giờ sáng 21/3/1975, ta đồng loạt nổ súng tấn công đợt hai giải phóng Thừa Thiên Huế. Với tinh thần "một ngày bằng 20 năm", ta dốc toàn bộ lực lượng mở cuộc tấn công và nổi dậy tổng hợp, toàn diện. Ở cánh Nam đến ngày 25/3/1975, quân ta đã tạo vòng vây kẹp chặt địch ở Huế và cửa Thuận An. Ở cánh Bắc, 23/3/1975, mũi tiến quân của ta chiếm lĩnh quận lỵ Hương Điền, thộc sâu xuống Thuận An, bịt đường tháo chạy ra đường của địch. Ở cánh Tây, quân ta đánh vỡ tuyến phòng ngự của địch ở Mỹ Chánh, tiến vào An Hòa; cùng lúc này quân, dân các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà nổi dậy chiếm các quận lỵ, làm chủ chính quyền. Ở phía Tây, quân ta đánh  địch ở đường 12, vượt qua các tuyến phòng thủ của địch, mở đường tiến thắng về Huế. Ngày 25/3/1975, quân ta chiếm quận lỵ Hương Thủy, nhanh chống tràn vào thành phố Huế, phía Bắc ta quân đánh chiếm quận lỵ Hương Trà và thẳng tiến vào thành phố Huế. Đến 6 giờ 30 phút ngày 26/3/1975, Trung đoàn 6 bộ binh Quân khu chính thức kéo lá cờ MTDTGP miền Nam Việt Nam dài 12m, rộng 8m lên đỉnh Cột cờ, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng.

Sau 18 ngày đêm chiến đấu (từ 8 đến 26/3/1975), quân và dân Thừa Thiên Huế đã hoàn toàn giải phóng quê hương, đập tan tấm lá chắn mạnh nhất của địch ở phía Bắc, làm thất bại kế hoạch “Phòng ngự co cụm chiến lược” của địch ở các tỉnh duyên hải miền Trung, góp phần quyết định vào thắng lợi chiến dịch Huế - Đà Nẵng, tạo đà thần tốc chiến thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Bản tin chiến sự cuối cùng về quân đội Sài Gòn ở Huế được hãng UPI tường thuật ngắn gọn: “Hôm nay 26/3/1975, các lực lượng Việt Nam (quân đội Sài Gòn) đã thực sự trao thành phố Cố đô Huế cho những người cộng sản...”.
http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:1PPYIpjKwuZX_M:http://hoanghuuquyet.vnweblogs.com/gallery/8627/C%E1%BB%99t%2520c%E1%BB%9D%2520Phu%2520V%C4%83n%2520L%C3%A2u%2520%26%2520Nghinh%2520L%C6%B0%C6%A1ng%2520%C4%90%C3%ACnh.JPG

Nguồn: Sưu tầm

Số lượt xem : 313

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác