Chăm sóc - Giáo dục trẻ
Sơ cứu bỏng do nguồn nhiệt, bao gồm bỏng nắng
Bước 1: Ngừng tồn thương do nhiệt bằng cách đưa trẻ ra khỏi nơi tiếp xúc nguồn nhiệt, tránh ánh sáng mặt trời, hoặc bất cứ nguyên nhân gì gây ra bỏng. Trong trường hợp cháy, nên sử dụng chăn che trẻ hoăc cuộn tròn trẻ trên sàn nhà hoăc đất. Tránh để trẻ chạy vì sẽ làm ngọn lửa cháy mạnh hơn. Gọi cấp cứu nếu vết bỏng ở vùng da non, cháy trắng hoặc cháy đen, hoặc thành than (bỏng độ 3), hoặc nếu bỏng ở mặt, chân, tay, bộ phận sinh dục hoặc bỏng hơn 1% bề măt cơ thể
Bước 2: Nếu vùng bỏng không lớn sử dụng nước lạnh ngay lập tức để lấy nhiệt ra khỏi mô cơ thể và giảm đau vùng xung quanh vết thương. Đối với vết thương lớn hơn lòng bàn tay của trẻ em (> 1%), giới hạn vùng làm lạnh không lớn hơn 3 lần kích thước của lòng bàn tay trẻ, từ 1 – 2 phút/ lần và sau đó di chuyển đến vùng khác. Sự tiêp cận này tránh làm trẻ lạnh run. Bạn nên tiếp tục làm lạnh vết bỏng dù đó là bỏng độ 3 cho đến khi không còn đau nữa hoặc trẻ nhận được chăm sóc y tế.
Bước 3: Để làm lạnh vết bỏng, bạn có thể đặt vết bỏng trong một vật chứa nước lạnh hoăc dưới vòi lạnh (không quá mạnh) để dòng nước lạnh chảy qua vùng bị bỏng. Đôi khi trẻ sẽ hợp tác trong việc sơ cứu, khi chúng nghịch với vài món đồ chơi. Nếu bạn không thể đặt vùng bị bogr vào trong nước lạnh (ví dụ : bỏng ở mặt), bạn nên phủ vết bỏng với cục đá, khăn mặt, thay nó mỗi 1 – 2 phút để giữ khăn lạnh. Cách tiếp cận khác là đặt túi đá phía trên quấn quanh vùng bị bỏng.
Bước 4: Tránh làm trẻ lạnh run do làm lạnh vết bỏng, bạn cần thay những phần quần áo ướt có thể làm người trẻ lạnh mà không giúp làm lạnh vết bỏng. Không được cởi bỏ quần áo dính vào vết bỏng. Nếu quần áo ướt bị dính vào vết bỏng , dùng kéo cắt quanh chỗ quần áo bị dính trên vết bỏng. Sau đó giữ ấm trẻ bằng cách quấn chăn trẻ được thoải mãi trong khi vẫn giữ lạnh chỗ bỏng.
Bước 5: Quấn quanh vùng bị bỏng bằng gạc y tế sau khi làm lạnh vùng bị bỏng đến khi hết đau.
Nguồn: ST
Số lượt xem : 279
Chưa có bình luận nào cho bài viết này