In trang

Kế hoạch của Phó Hiệu trưởng Năm 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TP HUẾ

TRƯỜNG MN VÀNH KHUYÊN

 

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Thủy Bằng, ngày 20 tháng 8 năm 2024

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

 GIÁO DỤC MẦM NON CỦA NHÀ TRƯỜNG 

                                                                       

Căn cứ biên bản rà soát chương trình năm học 2023-2024;

Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 ban hành chương trình giáo dục mầm non;

Căn cứ Hướng dẫn số 1111 /PGDĐT-GDMN ngày 09 tháng 9  năm 2024 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2024-2025 của Phòng giáo dục đào tạo thành phố Huế;

Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, nhóm lớp, của địa phương và khả năng, đặc điểm của giáo viên, của trẻ;

Trường Mầm non Vành Khuyên xây dựng Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường năm học 2024-2025 cụ thể như sau:

I. Bối cảnh, điều kiện của nhà trường

Trường mầm non Vành Khuyên có 02 cơ sở, cơ sở 1 đóng trên địa bàn thôn Thôn Bằng Lãng với tổng diện tích 3.796,1 m2, cơ sở 2 đóng trên địa bàn thôn Tân Ba có diện tích 678,2 m2. Hai cơ sở được đóng tại vị trí tập trung dân cư, gần trường tiểu học, trường trung học cơ sở nên thuận tiện cho phụ huynh kết hợp đưa đón trẻ các độ tuổi đến trường.

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của quý cấp lãnh đạo, của cha mẹ trẻ và nhân dân địa phương về nhiều mặt; Chính quyền địa phương quan tâm, coi trọng công tác giáo dục mầm non, có kế hoạch và lộ trình phát triển giáo dục mầm non nhờ vậy đến nay nhà trường đã có bước phát triển lớn, trường lớp khang trang và rộng rãi, thoáng mát.

Về nguồn lực: Cơ sở vật chất từng bước được hoàn thiện phục vụ cho công tác ND- CS- GD trẻ, trang thiết bị ngày càng hiện đại hóa đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường có khuôn viên, cổng trường và tường rào bao quanh. Có 2/2 sân chơi, trong đó 2/2 sân chơi đều được trang bị đồ chơi ngoài trời theo quy định, cảnh quan môi trường luôn xanh, sạch, sáng, đẹp và an toàn, thân thiện, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.

          Về đội ngũ: Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, năng động, rất tâm huyết với nghề, được phụ huynh tin tưởng và các cháu thương yêu. Có 95% giáo viên  đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 80%. Về cơ bản, giáo viên mầm non đáp ứng được chuẩn nghề nghiệp. Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và một số giáo viên lớn tuổi thiếu sự sáng tạo trong tổ chức hoạt động giáo dục, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế.

Về số lượng trẻ: Toàn trường có 232 trẻ/09 nhóm, lớp; số trẻ trong mỗi nhóm, lớp đảm bảo theo quy định. Hầu hết trẻ phát triển bình thường ở tất cả các lĩnh vực, khoảng 90% số trẻ cuối độ tuổi đạt được kết quả mong đợi trong chương trình giáo dục mầm non. Riêng trẻ 5 tuổi đạt khoảng 90-95 % mục tiêu ở các lĩnh vực.

 Tình hình an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn xã tương đối ổn định. Được sự tin tưởng của cha mẹ trẻ, nên tỉ lệ huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu đề ra. Phụ huynh luôn phối hợp tốt với nhà trường trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó, có một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, một số phụ huynh vẫn chưa đưa trẻ ra lớp vì có ông bà ở nhà nên việc huy động trẻ của nhà trường vẫn còn gặp không ít khó khăn.

II. Mục tiêu giáo dục mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển hài hòa về các mặt về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, hình thành và phát triển ở trẻ sự tự tin, độc lập những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Giúp trẻ nhận biết được những di tích lịch sử, cảnh đẹp, món ăn, nghề truyền thống, lễ hội địa phương nơi trẻ sống.

III. Xây dựng chương trình giáo dục của nhà trường.

CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRẺ 24 -36 THÁNG

A. MỤC TIÊU

Nhằm giúp trẻ từ 24-36 tháng tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội và thẩm mĩ.

Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia hoạt động.

I. Phát triển thể chất

- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

- Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ,

- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.

- Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, mạnh dạn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).

- Hứng thú tham gia vào các trò chơi dân gian

- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay

- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân, biết thực hiện một số việc đơn giản trong phòng chống dịch bệnh.

- Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh.

- Biết một số món ăn đặc sản Huế.

II. Phát triển nhận thức

- Thích tiếp xúc và tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và một số đồ chơi dân gian, cây, hoa, phương tiện giao thông, các loại bánh, mức, né văn hóa trong ngày tết truyền thống, trang phục,... đặc trưng của Thành Phố Huế.

- Có sự nhạy cảm của các giác quan, nhận biết sự thay đổi về màu sắc, hình dạng, kích thước, vị trí trong không gian.

- Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.

- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc, mùa và thời tiết, ngày tết truyền thống Huế.

- Biết một số lễ hội gần gũi (tết trung thu, tết thiếu nhi, lễ hội đua thuyền trên sông Hương…)

III. Phát triển ngôn ngữ

- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.

- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.

- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ, bài thơ ca dao tục ngữ Thừa Thiên Huế và ngữ điệu của lời nói.

- Hồn nhiên trong giao tiếp.

- Thích nghe các bài thơ, ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế.

- Lật trang sách mà không cần sự trợ giúp

- Làm quen với sách, truyện, bút để vẽ.

IV. Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội và thẩm mĩ

- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.

- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.

- Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.

- Thực hiện được một số hành vi giao tiếp trong sinh hoạt, hành vi giao tiếp phù hợp với văn hóa Huế.

- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; nghe một số làn điệu dân ca Thừa Thiên Huế, dân ca các vùng miền, thích vẽ, di màu, tô màu, nặn, xé dán, xếp hình; in màu, xem tranh, thích nghe đọc thơ, kể chuyện....

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện của nhà trường, điều kiện của địa phương.

Thời điểm nghỉ hè, lễ, tết, nghỉ học kì theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

C. NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Giáo dục phát triển thể chất

a) Phát triển vận động

Nội dung

24 - 36 tháng tuổi

1.  Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

+ Hô hấp: tập hít vào, thở ra

+Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay.

+ Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên.

+ Chân: Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.

2. Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

* Tập bò, trườn:

- Bò thẳng hướng và có vật trên lưng.

- Bò chui qua cổng.

- Bò trong đường hẹp.

- Bò qua vật cản.

- Bò theo hướng thẳng

- Bò theo đường ngoằn nghèo

- Trườn qua vật cản

- Trườn chui qua cổng

* Tập đi, chạy:

- Đi trong đường hẹp

- Đi theo hiệu lệnh (nhanh, chậm).

- Đi theo hiệu lệnh đi đều

- Đi có mang vật trên tay.

- Đi thay đổi hướng theo vật chuẩn

- Đi bước vào các ô

- Đi kết hợp với chạy

- Đi trong đường hẹp tay cầm túi cát

- Chạy theo hướng thẳng.

- Đứng co 1 chân.

- Đi bước qua gậy kê cao

* Tập nhún bật

- Bật tại chỗ.

- Bật về phía trước.

- Bật xa bằng 2 chân

- Bật qua vạch kẻ.

- Bật vào các vòng

* Tập tung, ném, bắt:

- Tung bóng cùng cô.

- Tung bóng bằng 2 tay

- Bắt bóng cùng cô

- Tung – bắt bóng cùng cô

-  Ném bóng về phía trước.

- Ném bóng bằng 1 tay ( tối thiểu 1,5m)

- Ném bóng vào đích (đích xa 70-100cm).

- Ném bóng vào đích (đích xa 100-120cm)

- Tung bóng qua dây (80-100cm)

- Đá bóng

3.  Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt

 

 

- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé.

- Nhón nhặt đồ vật.

- Đóng cọc bàn gỗ.

- Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.

- Chắp ghép hình.

- Chồng, xếp 6-8 khối.

- Tập cầm bút tô, vẽ.

- Lật mở trang sách

b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

Nội dung

24 - 36 tháng tuổi

1. Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau, ăn và biết được những món ăn giàu dinh dưỡng đặc biệt là các món ăn đậm chất quê( bánh bèo, bánh nậm….)

- Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống

- Luy - Luyện thói thói quen ngủ một giấc trưa.

- Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn, lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn, vứt rác đúng nơi quy định.

2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

- Tập tự phục vụ:

+Xúc cơm, uống nước

+Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt

+ Chuẩn bị chỗ ngủ

- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh

- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định

- Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt

3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.

- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.

- Nhận biết một số hành vi nên hay không nên trong giáo dục an toàn giao thông.

- Nhận biết được nhà về sinh nam, nữ và đi đúng nơi quy định

2. Giáo dục phát triển nhận thức

a. Luyện tập và phối hợp các giác quan

- Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.

b. Nhận biết

- Một số bộ phận cơ thể của con người.

- Một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.

- Một số con vật, hoa, quả quen thuộc với trẻ/các loại cây, hoa, quả đặc sản của quê hương Thủy Bằng.

- Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian so với bản thân trẻ.

- Bản thân và những người gần gũi.

- Nhận biết mùa, thời tiết

- Một số lễ hội gần gũi (tết trung thu, tết thiếu nhi)

- Một số hoạt động trong ngày tết truyền thống Thừa Thiên Huế

NỘI DUNG GIÁO DỤC

Nội dung

24 - 36 tháng tuổi

1. Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác

- Tìm đồ vật vừa mới cất dấu.

- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.

- Sờ nắn, nhìn, ngửi… đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật

- Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng-mềm, trơn (nhẵn), xù xì.

- Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt-mặn-chua)

2. Nhận biết:

- Một số bộ phận của cơ thể con người

 

- Một số đồ dùng, đồ chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- Một số phương tiện giao thông quen thuộc

 

 

 

 

 

- Một số con vật, hoa, quả quen thuộc

 

 

 

 

 

- Một số ngày lễ, hội của địa phương.

- Một số hoạt động trong ngày tết truyền thống Huế.

Nhận biết mùa hè, thời tiết mùa hè

 

 

 

- Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian

 

 

 

 

 

 

 

- Bản thân, người gần gũi

* Nhận biết.

- Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.

+ Bé nhận biết bé là ai ( bạn trai-bạn gái)

+ Nhận biết những gương mặt ngộ nghĩnh

- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

+ Nhận biết đồ chơi chuyển động được (Xe ô tô bé thích...)

+ Nhận biết một số đồ dùng nấu ăn như cái xoong, cái chảo)

+ Nhận biết một số đồ dùng nấu ăn (Cái muỗng, cái chén)

+ Nhận biết một số đồ chơi truyền thống của địa phương (Tò he, trống lắc, diều Huế...)

- Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của các phương tiện giao thông gần gũi, phương tiện giao thông đặc trưng của xứ Huế (Xe xích lô, thuyền rồng,..)

+ Nhận biết xe đạp, xe máy

+ Nhận biết máy bay, tàu thủy

+ Nhận biết thuyền buồn, thuyền rồng ( phương tiện đặc trưng của Huế)

- Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa, quả quen thuộc.

+ Nhận biết con gà con vịt

+ Nhận biết con chó, con mèo

+ Nhận biết con cá, con tôm, con cua

+ Nhận biết hoa mai (đặc trưng của xứ Huế)

+ Nhận biết bánh chưng, bánh tét (loại bánh đặc trưng trong ngày tết cổ truyền VN)

+ Nhận biết quả bưởi, thanh trà (Loại quả đặc trưng của Thủy Bằng)

 - Ngày tết trung thu, lễ hội đua thuyền trên sông Hương....

 

- Ngày tết quê em.

 

 

- Nhận biết, trò chuyện về thời tiết, nhận biết trang phục mùa hè

+ Nhận biết mùa hè và trang phục mùa hè

+ Trò chuyện với trẻ về thời tiết

+ Nhận biết màu đỏ - màu xanh

+ Nhận biết màu đỏ - màu vàng

+ Nhận biết màu xanh – màu vàng

+ Nhận biết màu xanh – đỏ - vàng

+ Nhận biết hình tròn, hình vuông

+ Nhận biết kích thước to - nhỏ.

+ Nhận biết phía trên – phía dưới so với bản thân

+ Nhận biết phía trước – phía sau so với bản thân

+ Số lượng (một và nhiều).

- Tên một số đặc điểm bên ngoài của bản thân

- Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp

- Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình

- Tên của cô giáo, các bạn, nhóm lớp

3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ

a. Nghe

- Nghe các giọng nói khác nhau.

- Nghe, hiểu các từ và câu chỉ đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc và một số loại câu hỏi đơn giản.

- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao có nội dung phù hợp với độ tuổi/các bài ca dao, hò vè, tục ngữ Thừa Thiên Huế.

b. Nói

- Phát âm các âm khác nhau.

- Trả lời và đặt một số câu hỏi đơn giản.

- Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói.

c. Làm quen với sách, Làm quen với bút để vẽ.

- Mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành động của các nhân vật trong tranh.

- Biết bút để vẽ.

NỘI DUNG GIÁO DỤC

Nội dung

24 - 36 tháng tuổi

1. Nghe

 

 

- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau

- Nghe các từ chỉ tên đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc

- Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói

- Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? Để làm gì? Ở đâu? Như thế nào?

- Nghe các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, vè, câu đố, truyện ngắn, các bài ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế.

- Kể cho trẻ nghe các câu chuyện và dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ: Thơ Bé đi nhà trẻ, đi học ngoan, đi dép, chia đồ chơi, Chào, Yêu mẹ, nụ cười của bé, Đàn lợn con, Con cá vàng, mưa xuân,…Chuyện chiếc đu màu đỏ, Thỏ ngoan, cái chuông nh, chào buổi sáng, cháu chào ông ạ, Thỏ con ăn gì, Đôi bạn nhỏ, mùa xuân đã về, Quả thị, Thỏ cụt đuôi,…

- Trẻ phát âm rõ tiếng.

- Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.

2. Nói

- Phát âm các âm khác nhau.

- Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp

- Trả lời và đặt câu hỏi “Cái gì? Làm gì?, “Ở đâu?’; Thế nào?, Để làm gì?, tại sao?

- Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài

- Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng

- Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý

- Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.

3. Làm quen với sách , Làm quen với bút để vẽ

- Lắng nghe khi người lớn đọc sách.

- Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh

- Biết bút để vẽ.

4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ

a. Phát triển tình cảm

- Ý thức về bản thân.

- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc.

b. Phát triển kỹ năng xã hội

- Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.

- Hành vi văn hóa và thực hiện các quy định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt.

          c. Phát triển cảm xúc thẩm mĩ

- Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc.

- Vẽ, di màu, tô màu, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh, in màu đơn giản.

 

 

NỘI DUNG GIÁO DỤC

Nội dung

24 - 36 tháng tuổi

1. Phát triển tình cảm

Ý thức về bản thân

 

- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc

- Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân.

- Nhận biết một số đồ dùng đồ chơi yêu thích của mình.

- Thực hiện một số yêu cầu đơn giản của giáo viên.

- Trẻ nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận.

2. Phát triển kĩ năng XH

- Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.

 

- Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản

 

 

- Giao tiếp với những người xung quanh

- Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.

- Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi

- Quan tâm đến vật nuôi, cây cối, môi trường.

* Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản, thể hiện văn hóa Huế

- Thực hiện hành một số hành vi văn hóa và và giao tiếp: Chào tạm biệt, cám ơn, nói từ “dạ’’; “vâng ạ” chơi cạnh bạn, không cấu bạn.

- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm lớp: Xếp hàng chờ đến lần lượt, để đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.

3. Phát triển cảm xúc thẩm mỹ

- Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh, in màu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau, nghe âm thanh của các nhạc cụ, nghe một số làn điệu dân ca Thừa Thiên Huế như lý ngựa ô, đăng đàn cung, ru em,…

- Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc.

Hát: Em búp bê, quả bóng, cô và mẹ, mẹ yêu không nào, con gà trống, bé và hoa, Qủa, em tập lái ô tô, mùa hè đến,…

Vận động: Nu na nu nống, bóng tròn to, cô giáo, lời chào buổi sáng, nhà của tôi, một con vịt, cá vàng bơi, sắp đến tết rồi, em đi chơi thuyền…

Nghe hát: Biết vâng lời mẹ, chiếc khăn tay, mẹ của em ở trường, Bố là tất cả, đưa cơm cho mẹ đi cày, mèo con và cún con, lý ngựa ô ( Dân ca Thừa Thiên Huế), Hoa mùa xuân

 ( Dân ca thừa thiên Huế), Cây trúc xinh dân ca quan họ Bắt Ninh, Hoa trong vườn bé, Bé học giao thông, cho tôi đi làm mưa với, mùa hè trên sân trường em (Làn điệu Đăng đàn cung dân ca Thừa Thiên Huế),…

- Xem tranh

- Vẽ các đường nét khác nhau. Di màu, tô màu nặn, xé, dán, vò, xếp hình, in màu đơn giản.

* Vẽ, tô màu, di màu: Di màu chiếc yếm, tô màu chiếc áo dài của cô giáo (Trang phục truyền thống Huế, Tô màu con Voi, tô màu bánh chưng, bánh tét (món ăn đặc trưng trong ngày Tết), tô màu các loại hoa quả, đồ dùng, Tô màu máy bay, vẽ tia nắng…

* Xé dán: xé dán bóng bay, trang trí thiệp tặng cô giáo, dán đàn cá, dán hoa mai, xé dán lá cho cành hoa, xé dán thuyền, buồn…

* Nặn: Nặn đôi đũa, nặn con giun, nặn quả cam, nặn bánh xe…

* Xếp hình: Xếp trường mầm non, xâu vòng tặng bạn, xếp nhà, chồng khối, xâu vòng tặng cô, tặng mẹ, xếp cái bàn, xếp đường đi. Xếp tàu hỏa…

D. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Giáo dục phát triển thể chất

a. Phát triển vận động

Kết quả mong đợi

24 - 36 tháng tuổi

1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

 Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân.

2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

2.1. Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh - chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay.

2.2. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1-1,2m.

2.3. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.

2.4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m).

3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay

3.1. Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”.

3.2. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; tô màu xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ…

b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

Kết quả mong đợi

24 - 36 tháng tuổi

1. Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

1.1. Thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau, ăn những món ăn Huế bánh bèo, bánh nậm.

1.2. Ngủ đủ 1 giấc buổi trưa.

1.3. Đi vệ sinh đúng nơi qui định.

1.4. Trẻ biết vức rác đúng nơi quy định.

2. Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

2.1. Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định...).

2.2. Trẻ biết chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh, Trẻ chấp nhận đeo khẩu trang khi ra đường,…

3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

3.1. Trẻ biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở.

3.2. Trẻ biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn, không tự ý băng qua đường, ngồi yên khi đi xe máy, xe đạp...) khi được nhắc nhở.

2. Giáo dục phát triển nhận thức

Kết quả mong đợi

24 - 36 tháng tuổi

1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan

- Trẻ biết sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.

2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi, số lượng

2.1. Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, đồ chơi truyền thông Huế (tò he, trống lắc, diều Huế…)

2.2. Trẻ nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi.

2.3. Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi.

2.4. Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa, quả, con vật quen thuộc, hoa, quả đặc trưng xứ Huế (Mai vàng Huế, Thanh Trà, Bưởi Thủy Bằng…, phương tiện giao thống gàn gũi.

2.5. Trẻ chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu.

2.6. Trẻ chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ, hình, vị trí theo yêu cầu.

2.7. Trẻ nói được tên mùa và đặc điểm thời tiết nổi bật của mùa ( mùa hè thì trời nóng, mùa đông có mưa và lạnh)

2.8 Trẻ nói được tên lễ hội và một số hoạt động đơn giản diễn ra trong lễ hội của thành phố Huế (tết Huế, đua thuyền trên sông Hương).

2.9. Số lượng 1 và nhiều.

3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ

Kết quả mong đợi

24 - 36 tháng tuổi

1. Nghe hiểu lời nói

1.1. Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.

1.2. Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì?”, “….thế nào?” (ví dụ: con gà gáy thế nào?”...)

1.3. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.

2. Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu

2.1. Phát âm rõ tiếng.

 2.2. Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo

3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp

 

 

 

 

 

 

4. Làm quen với sách bút để vẽ, viết

3.1. Nói được câu đơn, câu có 6-8 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.

3.2. Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau:

+ Chào hỏi, trò chuyện.

+ Bày tỏ nhu cầu của bản thân. 

+ Hỏi về các vấn đề quan tâm như: Con gì đây? Cái gì đây?...

3.3. Nói to, đủ nghe, lễ phép.

4.1 Thích xem sách

4.2 Sử dụng bút vẽ nghuệch ngoạc.

4. Giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội

Kết quả mong đợi

24 - 36 tháng tuổi

1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân

1.1. Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi).

1.2. Thể hiện điều mình thích và không thích.

2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi

2.1. Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói

2.2. Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi

2.3 Biểu lộ cảm xúc: vui buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.

2.4. Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc, gần gũi: Bắt chước tiếng kêu, gọi, thân thiện với cây cối…

3. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản

3.1. Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ

3.2. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại

3.3. Chơi thân thiện cạnh trẻ khác.

3.4. Thực hiện 1 số yêu cầu của người lớn.

4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn,xé dán, xếp hình, xem tranh

4.1.Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát/bản nhạc quen thuộc, thích nghe một số bài hát, một số làn điệu dân ca Thừa Thiên Huế, dân ca các vùng miền(quan họ bắc ninh, dân ca Nam Bộ,…)

4.2. Thích tô màu, vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc), in màu nước (in màu bằng vân tay, in màu bàn tay…

 

 

DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ, CHỦ ĐỀ NHÁNH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐỀ NĂM HỌC: 2024 - 2025

ĐỘ TUỔI : 24-36 THÁNG TUỔI

STT

CHỦ ĐỀ

CHỦ ĐỀ NHÁNH

SỐ TUẦN

DK THỜI GIAN

11

Bé và Các Bạn Thân yêu - Tết trung thu

(4 tuần)

*Bé biết nhiều thứ.

1

09/09 - 13/09/2024

* Bé vui Tết Trung Thu.

2

16/09 - 20/09/2024

*Các bạn của bé.

3

23/09 - 27/09/2024

*Bé và các bạn cùng chơi.

4

30/9 - 04/10/2024

22

Đồ Dùng Đồ Chơi Bé Yêu Thích

(3 tuần)

*Những đồ chơi quen thuộc gần gũi.

5

07/10 - 11/10/2024

*Những đồ chơi chuyển động được. (Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10)

6

14/10 - 18/10/2024

* Đồ chơi lắp ghép, xây dựng.

7

21/10 - 25/10/2024

3

Các Cô Các Bác Trong Trường Mầm Non

(3 tuần)

*Cô giáo của em.

8

28/10 - 01/11/2024

 

* Các cô, các bác trong nhà trường

9

04/11- 08/11/2024

 

*Công việc của các cô các bác trong trường..

10

11/11- 15/11/2024

 

4

Mẹ Và Những Người Thân Yêu Của Bé

(4tuần)

*Mẹ của bé .

( Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11).

11

18/11- 22/11/2024

 

*Ngôi nhà của bé.

12

25/11- 29/11/2024

 

*Người thân của bé.

13

02/12- 06/12/2024

 

*Đồ dùng trong gia đình.

14

09/12- 13/12/2024

 

5

Cây và Những Bông Hoa Đẹp

(4 tuần)

*Em yêu Cây xanh.

( Chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 22/12)

15

16/12- 20/12/2024

 

* Các loại quả Bé thích.

16

23/12- 27/12/2024

* Một số loại rau Bé thích.

17

30/12- 03/01/2025

 

*Những Bông Hoa trong vườn.

18

06/01- 10/01/2025

 

6

Ngày Tết Vui Vẻ

(3 tuần)

*Các loại Hoa, Qủa, Bánh trong ngày Tết.

19

13/01- 17/01/2025

 

*  Ngày tết với bé

20

20/01- 24/01/2025

* Nghỉ tết- Ổn định sau tết

 

27/01- 07/02/2025

 

*  Muà xuân với bé.

21

10/02- 14/02/2025

7

Những Con Vật Đáng Yêu

(4 tuần)

*Những con vật nuôi trong gia đình có 2 chân.

22

17/02- 21/02/2025

 

*Những con vật nuôi trong gia đình có 4 chân.

23

24/02- 28/02/2025

 

*Những con vật sống dưới nước.

( Mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.)

24

03/03-07/03/2025

 

*Những con vật sống trong rừng.

25

10/03- 14/03/2025

 

8

Những Phương Tiện Giao Thông Bé Thích

(4 tuần)

*Phương tiện giao thông đường bộ.

26

17/03- 21/03/2025

 

*Phương tiện giao thông đường Sắt.

27

24/03- 28/03/2025

 

Phương tiện giao thông đường thủy

28

31/03- 04/04/2025

 

*Phương tiện giao thông đường hàng không.

(Giỗ tổ Hùng Vương).

29

07/04 - 11/04/2024

 

9

Mùa Hè Với Bé

(3 tuần)

*Thời tiết mùa hè.

30

14/04 - 18/04/2025

 

* Bé được làm gì vào mùa hè

31

21/04- 25/04/2025

* Aó quần trang phục mùa hè.

(Kỷ niệm ngày 30/4-01/5).

32

28/04 - 02/05/2025

10

Bé Lên mẫu giáo

( 3 Tuần)

 

* Lớp học của bé.

33

05/05 - 09/05/2025

*Các hoạt động của bé trong nhóm lớp.

34

12/05 - 16/05/2025

*Bé chuẩn bị vào lớp Mẫu Giáo.

( Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5)

35

19/05 - 23/05/2025

Tổng kết – Phát thưởng

26/05-30/05/2025

Tổng cộng: 35 tuần

 

E. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

I. Các hoạt động giáo dục

- Hoạt động giao lưu cảm xúc

Hoạt động này đáp ứng nhu cầu gắn bó của trẻ với người thân, tạo cảm xúc hớn hở, luyện tập và phát triển các giác quan, hình thành mối quan hệ ban đầu với những người gần gũi. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ dưới 12 tháng tuổi.

- Hoạt động với đồ vật

Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vật xung quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phát triển lời nói, phát triển các giác quan... Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi.

- Hoạt động chơi

Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận động và khám phá thế giới xung quanh, hình thành mối quan hệ với những người gần gũi. Ở độ tuổi này, trẻ có thể chơi thao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian.

- Hoạt động chơi - tập có chủ định

Đây là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động này được tổ chức nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mĩ.

- Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân

Đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu