Tổ MG Nhỡ và Bé
Kế hoạch năm 2023-2024
TRƯỜNG MN VÀNH KHUYÊN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
TỔ MẪU GIÁO NHỠ |
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
|
|
|
Thủy Bằng, ngày 05 tháng 9 năm 2023 |
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHUYÊN MÔN TỔ MẪU GIÁO NHỠ
ĐỘ TUỔI 4 - 5 TUỔI
NĂM HỌC 2023 - 2024
Căn cứ vào văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 ban hành chương trình giáo dục mầm non;
Căn cứ vào hướng dẫn chỉ đạo chương trình giáo dục của Trường Mầm Non Vành Khuyên trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024;
Căn cứ vào tình hình thực tế tổ Mẫu giáo nhỡ của trường Mầm Non Vành Khuyên; Tổ chuyên môn Mẫu giáo nhỡ xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2023 - 2024 với những nội dung cụ thể như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
- Tổ chuyên môn MG nhỡ gồm có 3 lớp ở 2 cơ sở; Lớp nhỡ 1 và nhỡ 2 ở cơ sở chính, lớp nhỡ 3 ở cơ sở lẻ.
- Với đội ngũ cán bộ giáo viên gồm có 6 giáo viên và 01 cán bộ quản lý: 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 7 giáo viên trên chuẩn, các giáo viên đều có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Đảng viên: 3 đồng chí.
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của nhà trường trong việc trang bị cơ sở vật chất, phòng lớp cho trẻ. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, có tâm, yêu nghề, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Dành nhiều thời gian và điều kiện để tiếp cận những phương pháp đổi mới, có tinh thần học hỏi, tự tìm tòi trong công tác chuyên môn. Tập thể tổ khối đoàn kết, nhiệt tình và năng động trong công tác, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc được giao.
- Giáo viên tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường, của ngành học đề ra, luôn đi đầu trong các phong trào nhà trường,
- Đa số phụ huynh đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác chăm sóc và giáo dục cho trẻ MN, nên đã rất quan tâm và ủng hộ.
- Trẻ ngoan có nề nếp, thích được đến trường, có ý thức phối hợp với cô trong mọi hoạt động.
2. Khó khăn
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi và thừa cân ở các lớp đầu năm cao, khó khăn cho giáo viên trong việc chăm sóc, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin và máy vi tính của một số giáo viên còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của chương trình GDMN mới hiện nay và thực hiện hiệu quả việc áp dụng công nghệ số.
- Lớp Mẫu giáo nhỡ 3 nằm ở cụm lẻ nên còn khó khăn trong việc kiểm tra, sinh hoạt chuyên môn.
B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
- Thực hiện đúng chương trình giáo dục nhà trường, tổ khối xây dựng;
- Thực hiện căn cứ vào văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 ban hành chương trình giáo dục mầm non. Giáo viên nắm vững phương pháp chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi 4 – 5 tuổi.
- Giáo viên nắm bắt được chuyên đề trọng tâm năm học 2023-2024 “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc” và chuyên đề “XD trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”.
- Áp dụng và thực hiện hiệu quả các chuyên đề do phòng và nhà trường tổ chức.
- Tổ chức cho giáo viên trao đổi những kinh nghiệm về phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, một số kinh nghiệm làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cách xử lý một số tình huống sư phạm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong tổ và nâng cao chất lượng các buôi sinh hoạt chuyên môn của tổ.
- Chú trọng đến đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống các dịch bệnh theo mùa.
- 100% các lớp tiên tiến; Bé chăm ngoan trên 99%; bé chuyên cần đạt 98% trở lên.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Công tác huy động trẻ
a. Chỉ tiêu phấn đấu
- 100% trẻ trong độ tuổi 4 - 5 tuổi trên địa bàn ra lớp.
b. Giải pháp thực hiện
- Thực hiện tốt công tác điều tra, cập nhật số liệu chính xác để báo cáo BGH, thực hiện tốt công tác phối hợp với thôn đội để huy động trẻ ra lớp
- Phối hợp với nhà trường, gia đình điều tra trẻ 4 - 5 tuổi tại địa bàn đi học nơi khác.
- Ưu tiên bố trí 2 giáo viên/ 1 lớp.
- Rà soát, bổ sung có đủ thiết bị dạy học tối thiểu.
- Giáo viên có nhiệm vụ huy động và duy trì số lượng trẻ trong lớp đạt chỉ tiêu.
- Nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Tạo niềm tin cho phụ huynh.
2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
a. Chỉ tiêu
- 100% trẻ được cân, đo và theo dõi biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm theo quý phấn đấu đạt.
- Giảm tỷ lệ SDD cả 2 thể nhẹ cân và thấp còi dưới 2%.
- Tỷ lệ thừa cân, béo phì dưới 4%.
- 100 % trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống.
- 100% trẻ đến lớp được hướng dẫn cách rửa tay và cách đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ để phòng chống bệnh covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ...
- 100% trẻ có đủ đồ dùng cá nhân, đồ dùng ăn, ngủ như: Cốc uống nước; khăn lau mặt có ký hiệu riêng; gối; chăn; chiếu; giường ngủ;... thường xuyên vệ sinh phòng lớp, giá đồ chơi, đồ chơi đảm bảo sạch sẽ.
- 100% trẻ biết cách lau mặt, rửa tay sạch sẽ phòng chống dịch bệnh.
- 100% giáo viên lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, không bạo hành trẻ.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của lớp (đề xuất cấp khi cần).
- 100% giáo viên các lớp thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân trẻ hàng ngày theo quy chế, thực hiện lịch vệ sinh phòng nhóm và vệ sinh môi trường theo quy định của trường.
- 100% GV thực hiện nghiêm túc các nội dung trong thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT, giáo viên biết một số kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ.
- 100% giáo viên đảm bảo giờ đón và trả trẻ, nhận trẻ trực tiếp từ phụ huynh đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ khi ở trường.
b. Biện pháp thực hiện
- Giáo viên các lớp thực hiện nghiêm túc thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ban hành các quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
- Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, kịp thời phát hiện, khắc phục, loại bỏ đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ, nhắc nhở giáo viên giám sát trẻ chặt chẽ đồng thời giúp trẻ nhận biết một số nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh. Đảm bảo an toàn và thuận lợi cho trẻ tham gia các hoạt động tại lớp.
- Giáo viên giữ gìn môi trường sinh hoạt, vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ để phòng chống một số bệnh do vi rút gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
- Chú trọng kỹ năng vệ sinh cho trẻ, giúp trẻ có thói quen vệ sinh đúng cách.
- Giáo viên phối hợp nhân viên y tế cân đo, theo dõi sức khoẻ trẻ 3 lần/năm học, phối hợp với nhân viên nuôi dưỡng thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, trẻ thấp còi, béo phì, thừa cân.
- Có biện pháp chăm sóc sức khoẻ trẻ nhẹ cân, trẻ thấp còi, béo phì, thừa cân.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như qua bản tin, zalo nhóm lớp, trao đổi phụ huynh qua giờ đón trả trẻ.
- Tham mưu với BGH nhà trường cung cấp đảm bảo đủ các đồ dùng, phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại lớp.
3. Công tác giáo dục
3.1. Công tác phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
a. Chỉ tiêu:
- Các lớp có bản tin tuyên truyền phụ huynh, phối hợp trao đổi chia sẽ về nội dung giáo dục trẻ để đạt hiệu quả cao.
- 100% giáo viên biết cách lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi và tổ chức thực hiện có hiệu quả qua việc tương tác với trẻ qua zalo của lớp.
b. Giải pháp thực hiện.
- Giáo viên các lớp thành lập zalo của từng lớp. Thống nhất với phụ huynh về nội quy của lớp, thời gian, hình thức và nội dung cô và trẻ khi tổ chức và tham gia các hoạt động ở trường.
- Trang trí bản tin bắt mắt, với những hình ảnh cập nhật kịp thời nội dung cần giáo dục trẻ.
3.2. Công tác giáo dục trẻ tại lớp.
a. Chỉ tiêu
- 100% giáo viên thực hiện chương trình giáo dục theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 ban hành chương trình giáo dục mầm non.
- 100% GV nắm chắc nội dung, lập KH phù hợp, thực hiện hiệu quả chương trình GDMN của nhà trường, tổ khối.
- 100% giáo viên trong tổ có đầy đủ kế hoạch và HSSS đúng qui định của trường, ngành.
- 100% giáo viên tham gia làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.
b. Giải pháp thực hiện
- Giáo viên thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” và chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”.
- Tổ chuyên môn thống nhất điều chỉnh kế hoạch giáo dục tương ứng với thời gian thực tế giúp trẻ em đạt kết quả mong đợi cuối độ tuổi.
- Giáo viên xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Chú trọng đến tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng thực hành trải nghiệm, lấy trẻ làm trung tâm.
- Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong các hoạt động: Khám phá, làm quen với toán, tạo hình, hoạt động chơi góc, …
- Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thích ứng với môi trường, phòng chống dịch bệnh, giáo dục giới, bảo vệ an toàn bản thân. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như thực hành thoát nạn qua các bài học về rèn kỹ năng sống...
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để chia sẽ, đúc rút khinh nghiệm.
3.3. Thực hiện chuyên đề trọng tâm năm học 2023-2024 “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc,lớp học hạnh phúc”, “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ em làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”
a. Chỉ tiêu.
- 100% lớp mẫu giáo 4 - 5tuổi thực hiện tốt chủ đề trọng tâm năm học 2023-2024.
- 100% giáo viên biết tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ được chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, tham quan, khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.
- 100% giáo viên các lớp biết cách xây dựng môi trường nhóm lớp thân thiện , gần gũi giưa giáo viên và giáo viên, giữa cô và trẻ, giưa giáo viên và phụ huynh. Tạo môi trường an toàn về tinh thần lẫn vật chất.
b. Giải pháp thực hiện.
- Xây dựng môi trường học tập cho trẻ có nhiều cây xanh, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi tại các lớp phong phú, đa dạng về chất liệu, thể loại và an toàn cho trẻ.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc…không để các vật sắc nhọn trong khu vui chơi, nhóm lớp. Giáo viên luôn tạo bầu không khí trong lớp học vui nhộn, cô trò gần gũi thân thiện để trẻ đến trường thấy hạnh phúc và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Giáo viên trong tổ tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025.
- Giáo viên tích cực trao đổi cách làm những đồ dùng đồ chơi sáng tạo trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tận dụng triệt để các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ tại lớp.
- Giáo viên bố trí, sắp xếp, cách tạo môi trường lớp khoa học, có nhiều góc mở cho trẻ tích cực hoạt động.
- Tham mưu BGH mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.4 Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ.
a. Chỉ tiêu
- 100% giáo viên của tổ được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối, 2 tuần/ 1 lần.
- 100% giáo viên trong tổ được tham gia ý kiến, chia sẻ những ưu điểm và rút kinh nghiệm nhược điểm.
- Phấn đấu xếp loại đánh giá chuẩn nghề nghiệp:
+ Xếp loại tốt: 1 giáo viên đạt : 14,3 %
+ Xếp loại khá: 6 giáo viên đạt: 85,7 %
b. Biện pháp.
- Tổ trưởng chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt dựa trên nội dung họp chuyên môn của trường để đưa ra kế hoạch cụ thể.
- Thời gian sinh hoạt chuyên môn vào các buổi chiều để 100% giáo viên trong khối được tham gia. Tăng cường, khuyến khích hình thức sinh hoạt qua zoom để đảm bảo an toàn trong công tác CSGD trẻ.
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần đa dạng về tất cả các nội dung như CSND, giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ, công tác làm đồ dùng đồ chơi, ứng dụng công nghệ thông tin, các chủ đề trọng tâm của tháng… Các nội dung cần đưa ra cần có số liệu cụ thể tránh chung chung.
- Tổ chức các buổi dự giờ chéo nhau để giáo viên được trao đổi học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm và kinh nghiệm xử lý các tình huống trong từng hoạt động.
4. Đẩy mạnh khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm KHGD trong công tác giáo dục trẻ .
a. Chỉ tiêu.
- 100% các lớp có zalo lớp.
- 100 % GV có kỹ năng về CNTT, ứng dụng công nghệ số, lập kế hoạch giáo dục trên phần mềm.
- 100% GV biết khai thác các kênh truyền hình trực tuyến dành cho trẻ mầm non, sưu tầm các video trên Youtobe, và ứng dụng CNTT một cách hợp lý vào trong quá trình giảng dạy.
b. Giải pháp.
- Tích cực tuyên truyền với phụ huynnh cập nhật zalo nhóm lớp, trao đổi với phụ huynh thường xuyên trong thời gian trẻ ở trường cũng như ở nhà.
- Xây dựng kho học liệu, kênh youtobe của nhà trường để giáo viên có thể đưa và lấy các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trên đó vận dụng phù hợp vào lớp mình, giúp giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau và giảm bớt thời gian xây dựng, sưu tầm các video mới.
- Tham mưu với nhà trường có kế hoạch đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị máy tính, máy in cho các nhóm lớp đảm bảo cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất khi trẻ trở lại trường.
- Tạo điều kiện hổ trợ giáo viên soạn bài trên máy tính một cách hiệu quả, soạn bài trên phần mềm giáo dục Gokids, chuyên môn kiểm tra tháo gỡ và hướng dẫn giáo viên kịp thời để thành
`- Xây dựng tiêu chí thi đua, Đánh giá việc GV ứng dụng CNTT một cách thường xuyên có hiệu quả và sáng tạo trong các hoạt động dự giờ giáo viên và kiểm tra hoạt động của giáo viên.
5. Công tác thi đua:
* Cá nhân:
- 100% các giáo viên trong tổ tham gia phong trào thi đua do nhà trường tổ chức.
- 100% giáo viên trong tổ tham gia dự giờ giáo viên theo kế hoạch của nhà trường.
- 1/7 CB-GV đăng ký chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
- 100% GV đăng ký lao động tiên tiến.
KT. HIỆU TRƯỞNG P. Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Yến |
Thủy Bằng, ngày 5 tháng 9 năm 2023 TM. TỔ MG NHỠ Tổ trưởng
Nguyễn Thị Huyền |
TRƯỜNG MẦM NON VÀNH KHUYÊN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỔ MẪU GIÁO BÉ
|
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
Thủy Bằng, ngày 03 tháng 10 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHUYÊN MÔN TỔ MG ĐỘ TUỔI 3-4 TUỔI
NĂM HỌC 2023 - 2024
Căn cứ vào hướng dẫn chỉ đạo chương trình giáo dục của Trường Mầm Non Vành Khuyên trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024;
Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ MG bé 3-4 tuổi của trường Mầm Non Vành Khuyên; Tổ chuyên môn MG bé 3-4 tuổi xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2023 - 2024 với những nội dung cụ thể như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
- Tổ chuyên môn MG bé 3-4 tuổi gồm có 2 lớp
- Với đội ngũ cán bộ giáo viên gồm có 4 giáo viên và 01 cán bộ quản lý: 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 4 giáo viên trên chuẩn và 1 giáo viên đạt chuẩn, các giáo viên đều có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Đảng viên:1 đồng chí.
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.
- Các giáo viên trong tổ đều có trình độ đạt chuẩn. Giáo viên luôn nhiệt tình trong công tác, dành nhiều thời gian và điều kiện để tiếp cận những tri thức mới, có tinh thần học hỏi, tự tìm tòi trong công tác chuyên môn. Tập thể tổ khối đoàn kết, nhiệt tình và năng động trong công tác, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc được giao.
- Đa số phụ huynh đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác CS&GD cho trẻ MN, nên đã rất quan tâm và ủng hộ.
- Trẻ ngoan có nề nếp, thích được đến trường, có ý thức phối hợp với cô trong mọi hoạt động.
2. Khó khăn:
- Số lượng trẻ ra lớp chưa đạt chỉ tiêu mặc dù năm học mới đã bắt
- Sự phát triển của trẻ trong cùng một độ tuổi chưa đồng đều nên củng ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Một số cháu lười ăn, hay đau ốm nên đi học không chuyên cần. Vì thế khó khăn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin và máy vi tính của một số giáo viên còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của chương trình GDMN mới hiện nay và thực hiện hiệu quả việc áp dụng công nghệ số.
B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
- Thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục. Đồng thời thực hiện có hiệu quả chất lượng giáo dục trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi mà kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của nhà trường và tổ đề ra.
- Thực hiện chương trình sửa đổi bổ sung chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020. Giáo viên nắm vững phương pháp chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi.
- Giáo viên nắm bắt được chủ đề trọng tâm năm học 2023-2024 “Xây dựng trường học hạnh, Phúc lấy trẻ em làm trung tâm”
- Giáo viên thực hiện thông tư 51/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi bổ sung chương trình Giáo dục mầm non và chuyên đề “XD trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30/6/2021 của Bộ Giáo Dục Đào tạo.
- Tổ chức cho giáo viên trao đổi những kinh nghiệm về phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, một số kinh nghiệm làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng điện tử ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cách xử lý một số tình huống sư phạm trong quá trình giáo dục trẻ.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong tổ và nâng cao chất lượng các buôi sinh hoạt chuyên môn của tổ.
- Khuyến khích giáo viên tổ 3-4 tuổi và trẻ được tiếp cận với phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM, LỒNG GHÉP giáo dục ATGT, tập huấn và triển khai chương trình “Tôi yêu việt Nam” do Phòng GD&ĐT tổ chức.......
- Áp dụng và thực hiện hiệu quả các chuyên đề do phòng và nhà trường tổ chức.
- Các giáo viên trong khối thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, ngành đưa ra.
- Thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống các bệnh theo mùa.
- Phấn đấu giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, 100% các lớp tiên tiến; Bé chăm ngoan trên 99%; bé chuyên cần đạt 90% trở lên.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
a. Chỉ tiêu phấn đấu:
- Tổng số trẻ ở 2 lớp đạt chỉ tiêu giao.
b. Giải pháp thực hiện
- Thực hiện tốt công tác điều tra, cập nhật số liệu chính xác để báo cáo BGH, thực hiện tốt công tác phối hợp với thôn đội để huy động trẻ ra lớp
- Giáo viên thực hiện tuyên truyền với phụ huynh cho trẻ đi học đều, đúng giờ đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày và đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.
2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:
a. Chỉ tiêu
- 100% trẻ được cân, đo và theo dõi biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm theo quý phấn đấu đạt.
- Giảm tỷ lệ SDD cả 2 thể nhẹ cân và thấp còi dưới 2%.
- Tỷ lệ thừa cân, béo phì dưới 6%.
- 100 % trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống.
- 100% trẻ đến lớp được hướng dẫn cách rửa tay và cách đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ để phòng chống bệnh covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ...
- 100% trẻ có đủ đồ dùng cá nhân, đồ dùng ăn, ngủ như: Cốc uống nước; khăn lau mặt có ký hiệu riêng; gối; chăn; chiếu; giường ngủ; ... thường xuyên vệ sinh phòng lớp, giá đồ chơi, đồ chơi đảm bảo sạch sẽ.
- 100% trẻ biết cách lau mặt, rửa tay sạch sẽ phòng chống dịch bệnh.
- 100% giáo viên lớp mẫu giáo 3-4 tuổi thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, không bạo hành trẻ.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của lớp (đề xuất cấp khi cần).
- 100% giáo viên các lớp thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân trẻ hàng ngày theo quy chế, thực hiện lịch vệ sinh phòng nhóm và vệ sinh môi trường theo quy định của trường.
- 100% GV thực hiện nghiêm túc các nội dung trong thông tư số 13/2010/TT-BGD, giáo viên biết một số kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ.
- 100% giáo viên đảm bảo giờ đón và trả trẻ, nhận trẻ trực tiếp từ phụ huynh đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ khi ở trường.
b. Biện pháp thực hiện
- Giáo viên các lớp thực hiện nghiêm túc thông tư số 13/2010/TT-BGD ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, kịp thời phát hiện, khắc phục, loại bỏ đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ, nhắc nhở giáo viên giám sát trẻ chặt chẽ đồng thời giúp trẻ nhận biết một số nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh. Đảm bảo an toàn và thuận lợi cho trẻ tham gia các hoạt động tại lớp.
- Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng các đồ dùng có thể gây mất an toàn cho trẻ như : ổ điện, bình nóng lạnh, cây nước uống….
- Trước khi về giáo viên cần kiểm tra lại phòng kho, nhà vệ sinh, hệ thống các vòi nước… tắt các thiết bị điện đảm bảo an toàn.
- Giáo viên giữ gìn môi trường sinh hoạt, vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ để phòng chống một số bệnh do vi rút gây ra, dễ lây lan và gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
- Giáo viên phối hợp nhân viên y tế cân đo, theo dõi sức khoẻ trẻ 3 lần/năm học, phối hợp với nhân viên nuôi dưỡng thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, trẻ thấp còi, béo phì, thừa cân.
Tham mưu với BGH nhà trường cung cấp đảm bảo đủ các đồ dùng, phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại lớp.
3. Công tác giáo dục
3.1. Công tác phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
a. Chỉ tiêu:
- 100% các lớp phối hợp tốt với cha mẹ trẻ lập Zalo để kết nối tương tác với phụ huynh và trẻ trong lớp.
- 100% giáo viên biết cách lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi và tổ chức thực hiện có hiệu quả qua việc tương tác với trẻ qua zalo của lớp.
b. Giải pháp thực hiện.
- Giáo viên các lớp thành lập zalo của từng lớp. Thống nhất với phụ huynh về nội quy của lớp, thời gian, hình thức và nội dung cô và trẻ khi tổ chức và tham gia các hoạt động ở trường
- Giáo viên xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức nội dung “Chơi mà học, học bằng chơi” phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường.
- Sau khi hoạt động hoặc sưu tầm được video, giáo viên các lớp gửi các video để phụ huynh có thể biết một ngày ở trường các con được hoạt động như thế nào và có thể mở lại cho trẻ xem bất kỳ lúc nào.
3.2. Công tác giáo dục trẻ tại lớp.
a. Chỉ tiêu
- 100% giáo viên thực hiện chương trình giáo dục theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi bổ sung chương trình Giáo dục mầm non.
- 100% GV nắm chắc nội dung, lập KH phù hợp, thực hiện hiệu quả chương trình GDMN mới, nắm bắt được nội dung chương trình GDMN sửa đổi bổ sung theo TT 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 thán 12 năm 2020.
- 100% các lớp 3-4 tuổi được đánh giá theo hướng dẫn của phòng GD&ĐT và Sở Giáo dục và Đào tạo TP Huế, giáo viên bám sát chương trình giáo dục mầm non.
b. Giải pháp thực hiện
- Giáo viên thực hiện thông tư 51/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi bổ sung chương trình Giáo dục mầm non và chuyên đề “XD trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025.
- Tổ chuyên môn thống nhất điều chỉnh kế hoạch giáo dục tương ứng với thời gian thực tế giúp trẻ em đạt kết quả mong đợi cuối độ tuổi.
- Khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”. Đẩy mạnh ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong các hoạt động: Khám phá, làm quen với toán, tạo hình, hoạt động chơi góc, rèn luyện kỹ năng sống...
- Tiếp thu đồng thời tổ chức giáo dục an toàn giao thông trong thực hiện chương trình “Tôi yêu Việt Nam” cho trẻ; Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thích ứng với môi trường và phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an toàn bản thân, thực hành thoát nạn qua các bài học về rèn kỹ năng sống...
- Giáo viên các lớp thường xuyên trao đổi việc thực hiện chương trình GDMN thông qua các hình thức sinh hoạt chuyên môn dự giờ chéo lẫn nhau….
3.3. Thực hiện chủ đề trọng tâm năm học 2023-2024 “Xây dựng trường MN hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” gắn với việc nâng cao chất lượng thực hiện có hiệu quả chuyên đề xây dựng lấy trẻ em làm trung tâm giai đoạn 2021-2025.
a. Chỉ tiêu.
- 100% lớp mẫu giáo 3-4 tuổi thực hiện tốt chủ đề trọng tâm năm học 2023-2024 “Xây dựng trường MN hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm”.
- 100% giáo viên biết tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho trẻ được chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, tham quan, khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.
- 100% giáo viên các lớp biết cách xây dựng môi trường nhóm lớp “Lấy trẻ em làm trung tâm”, xây dựng môi trường sư phạm “Sáng - xanh - sạch - đẹp”, có nhiều góc mở cho trẻ hoạt động.
b. Giải pháp thực hiện.
- Giáo viên thực hiện chủ đề trọng tâm của năm học 2023-2024 “Xây dựng trường MN hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” gắn với việc nâng cao chất lượng thực hiện có hiệu quả chuyên đề xây dựng lấy trẻ em làm trung tâm giai đoạn 2021-2025. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ có nhiều cây xanh, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi tại các lớp phong phú, đa dạng về chất liệu và thể loại cho trẻ được tích cực hoạt động.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hạnh phúc…không để các vật sắc nhọn trong khu vui chơi, nhóm lớp. Tích cực tạo không gian xanh, sạch, đẹp, có cây xanh và góc thiên nhiên của lớp. Giáo viên luôn tạo bầu không khí trong lớp học vui nhộn, cô trò gần gũi thân thiện để trẻ đến trường thấy hạnh phúc và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
- Giáo viên trong tổ MG Bé tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2 năm 2021-2025.
- Giáo viên tích cực trao đổi cách làm những đồ dùng đồ chơi sáng tạo trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tận dụng triệt để các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ tại lớp.
- Giáo viên bố trí, sắp xếp, cách tạo môi trường lớp khoa học, có nhiều góc mở cho trẻ tích cực hoạt động.
- Tham mưu BGH mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.4 Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ.
a. Chỉ tiêu
- 100% giáo viên của tổ được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối, ít nhất 2 lần/tháng.
- 100% giáo viên trong tổ được tham gia ý kiến, chia sẻ những ưu điểm và rút kinh nghiệm nhược điểm.
- Phấn đấu xếp loại đánh giá chuẩn nghề nghiệp:
+ Xếp loại tốt: 1 giáo viên đạt : 20 %
+ Xếp loại khá: 4 giáo viên đạt: 80 %
b. Biện pháp.
- Tổ trưởng chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt dựa trên nội dung họp chuyên môn của trường để đưa ra kế hoạch cụ thể.
Thời gian sinh hoạt chuyên môn vào các buổi chiều để 100% giáo viên trong khối được tham gia. Tăng cường, khuyến khích hình thức sinh hoạt qua zoom để đảm bảo an toàn trong công tác CSGD trẻ.
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần đa dạng về tất cả các nội dung như CSND, giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ, công tác làm đồ dùng đồ chơi, ứng dụng công nghệ thông tin, các chủ đề trọng tâm của tháng… Các nội dung cần đưa ra cần có số liệu cụ thể tránh chung chung.
- Tổ chức các buổi dự giờ chéo nhau để giáo viên được trao đổi học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm và kinh nghiệm xử lý các tình huống trong từng hoạt động.
4. Đẩy mạnh khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm KHGD trong công tác giáo dục trẻ .
a. Chỉ tiêu.
- 100% các lớp có zalo lớp.
- 80 % GV có kỹ năng về CNTT, biết thiết kế bài giảng trên lớp.
- 100% GV biết khai thác các kênh truyền hình trực tuyến dành cho trẻ mầm non, sưu tầm các video trên Youtobe, và ứng dụng CNTT một cách hợp lý vào trong quá trình giảng dạy.
- 100% giáo viên biết mày mò, khai thác và sử dụng phần mềm Gokids.
b. Giải pháp.
- Tích cực tuyên truyền với phụ huynnh cập nhật zalo nhóm lớp, trao đổi với phụ huynh thường xuyên trong thời gian trẻ ở trường cũng như ở nhà.
- Xây dựng kho học liệu, kênh youtobe của nhà trường để giáo viên có thể đưa và lấy các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trên đó vận dụng phù hợp vào lớp mình, giúp giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau và giảm bớt thời gian xây dựng, sưu tầm các video mới.
- Tham mưu với nhà trường có kế hoạch đầu tư mua sắm đầy đủ trang thiết bị máy tính, máy in cho các nhóm lớp đảm bảo cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất khi trẻ trở lại trường.
- Tạo điều kiện hổ trợ giáo viên soạn bài trên máy tính một cách hiệu quả, soạn bài trên phần mềm giáo dục Gokids, chuyên môn kiểm tra tháo gỡ và hướng dẫn giáo viên kịp thời để thành
` - Xây dựng tiêu chí thi đua, Đánh giá việc GV ứng dụng CNTT một cách thường xuyên có hiệu quả và sáng tạo trong các hoạt động dự giờ giáo viên và kiểm tra hoạt động của giáo viên.
5. Công tác thi đua:
* Cá nhân:
- 100% các giáo viên trong tổ tham gia phong trào thi đua do nhà trường tổ chức.
- 100% giáo viên trong tổ tham gia dự giờ giáo viên theo kế hoạch của nhà trường.
- 1/5 CB-GV đăng ký chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
- 100% GV đăng ký lao động tiên tiến.
KT. HIỆU TRƯỞNG P. Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Kim Tiến |
TM. TỔ MG LỚN Tổ trưởng
Nguyễn Thị Hồng Hoa |